1. Thời gian lý tưởng để du lịch Phú Yên
Khí hậu Phú Yên có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa trong khoảng tháng 9 – 12. Do vậy, theo kinh nghiệm du lịch Phú Yên, để thuận tiện nhất cho các chuyến tham quan, bạn nên tới đây vào mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Ngoài ra bạn cũng có thể thu xếp đến vào những dịp lễ hội, lắng nghe hát bài chòi – một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh: mi.meo157
2. Đi đến Phú Yên như thế nào?
Bạn có thể tới tới đây bằng các phương tiện tàu hỏa, máy bay, xe khách.
Xe khách: Mua vé tại bến xe miền Đông, Sài Gòn. Giá từ 180.000 đến 300.000 đồng một vé.
Tàu hỏa: Từ Hà Nội các bạn di chuyển bằng tàu hỏa tuyến ga Hà Nội – Phú Yên. Để tiết kiệm thời gian du lịch Phú Yên các bạn nên đi tàu SE3 chạy vào 10h tối và đến khoảng 8h30 tối hôm sau thì đến ga Phú Yên.
Từ TP.Hồ Chí Minh các bạn có thể tới Phú Yên bằng tàu SE2 và SE4, nên đi tàu đêm để tới Phú Yên vào sáng hôm sau.
Máy bay: Có thể bay từ Hà Nội hoặc Sài Gòn tới Tuy Hòa. Giá vé dao động 1-1,5 triệu đồng. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố 10 km nên bạn phải thuê xe ôm hoặc taxi để di chuyển tiếp.
3. Ở đâu khi đến Phú Yên?
Giá phòng ở đây không đắt, các phòng nghỉ dao động 150.000 – 300.000 đồng mỗi phòng tùy loại. Bạn nên đặt phòng khách sạn tại khu vực trung tâm thành phố trên các tuyến đường Hùng Vương, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, đường Độc Lập… Từ đây bạn có thể dễ dàng thuê xe máy hoặc taxi đến các điểm du lịch nổi tiếng như: núi Nhạn, vực Phun, đầm Ô Loan, mũi Đại Lãnh, gành Đá Đĩa, vĩnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài... Dưới đây là một vài khách sạn gợi ý Cẩm nang du lịch Phú Yên.
Khách sạn Kaya Phú Yên
Khách sạn Vietstar resort & Spa
4. Những địa điểm tham quan không " check in" không về ở Phú Yên
Theo kinh nghiệm du lịch Phú Yên, tới đây bạn không nên bỏ qua những điểm đến sau:
Nhà thờ Mằng Lăng
Được xây dựng từ năm 1892, nhà thờ Mằng Lăng được coi nhà thờ cổ nhất của Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam. Nơi đây là điểm đến khá thu hút du khách của Phú Yên, trong quá khứ nhà thờ Mằng Lăng đã từng là nơi dừng chân giảng dạy của giám mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) và đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Ảnh: doquyen13
>>> Tham khảo ngay: Lịch trình nghỉ dưỡng cực sang chảnh 3N2Đ tại Phú Yên
Cao nguyên Vân Hòa
Được ví như Đà Lạt của Phú Yên, cao nguyên Vân Hòa thuộc huyện Sơn Hòa, gồm các xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định. Điều thú vị ở nơi này là vào mùa thu khí hậu luôn thấp hơn ở Tuy Hòa, mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy sương mờ giăng, cảm giác như đang ở Đà Lạt.
Ảnh: velinh1999
Ảnh: inari.1122
Gành Đá Dĩa, gành Đèn
Nổi tiếng nhất ở Phú Yên phải kể đến thắng cảnh gành Đá Dĩa độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt Nam. Nhìn từ xa, gành Đá Dĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi.
Ảnh: __p.tram__




Hải đăng Đại Lãnh
Một địa danh nữa không thể thiếu trong Cẩm nang du lịch Phú Yên là Hải đăng Đại Lãnh. Thú vị nhất là men theo đường mòn, lên ngọn hải đăng, ngắm vùng biển bao la xanh ngát, những đoàn tàu chậm chậm trôi, những núi đá hình dáng kỳ lạ, hay trở thành một trong những người đón ngày mới sớm nhất tại “ngọn hải đăng cực Đông” của Tổ quốc.
Ảnh: h.xoan
Ảnh: panda.nnbh
Ảnh: dtb_diep
Kè chắn sóng Xóm Rớ
Kè chắn sóng Xóm Rớ thuộc phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Với những tảng đá bê tông thô kệch nằm chìm dưới nước biển nay mọc lên từng đám rêu xanh đã hút hồn du khách và các bạn trẻ. Màu rêu xanh ngắt bám chặt vào đá, và càng đẹp hơn khi từng con sóng vỗ vào bờ hòa quyện thêm màu ánh bạc của nước biển.
5. Đến Phú Yên ăn gì?
Ẩm thực Phú Yên vô cùng đang dạng với nhiều món ăn đặc sắc để bạn khám phá. Những món nổi bật nhất mà bạn không thể bỏ qua trong Cẩm nang du lịch Phú Yên là: bánh tráng cuốn thịt heo, bún sứa, bánh bèo nóng, bánh canh hẹ...
Bún sứa
Bún sứa vốn dĩ được ngư dân nấu rất mộc mạc. Nước dùng mang vị ngọt của những nguyên liệu biển như: cá, tôm, mực… Người ta nấu bằng cá liệt, cũng có nơi nấu nước dùng bằng cách hầm xương lợn cho thật nhừ. Dùng chảo đun dầu cho nóng vừa rồi đổ vào đó tôm tươi và cà chua (đã bỏ hột) băm nhỏ, sẽ có một thứ nước sệt màu vàng ánh, sau đó đổ tất cả vào nồi nước dùng. Ngoài ra còn có chả cá: thu, nhồng, đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín.
Chả dông
Thịt dông có sẵn vào mùa hè và người dân thường bắt ở bãi cát ven biển. Chả dông ăn kèm với rau sống. Món này có mùi vị đặc trưng với giá chỉ từ 20.000 đến 40.000 đồng cho khoảng 3-4 người ăn.
Ảnh: Minh Đức
Bánh bèo
Bánh được đặt trong những chiếc chén nhỏ, rắc bên trên là bánh mì chiên giòn, chà bông và mỡ hành. Khi ăn, thực khách chỉ việc cho chút nước mắm chua ngọt vào, dùng muỗng múc bánh nóng ăn. Giá một khay bánh từ 8 đến 10 chén khoảng 10.000 đến 15.000 đồng.
Ảnh: @sammthanhh
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm du lịch Phú Yên chi tiết nhất của Tago, chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại mảnh đất "hoa vàng trên cỏ xanh" này nhé!
Thúy Hằng